quyết định đối với cả chiến dịch như ở Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Vân Đồn, và nhất là ở Bạch Đằng...đã làm cho tên tuổi ông bất tử
Có thể nói tư tưởng quán xuyến suốt đời của Trần Hưng Đạo, là một tấm lòng tận tụy đối với đất nước, là ý muốn đoàn kết mọi tầng lớp trong dân tộc thành một lực lượng thống nhất, là tinh thần yêu thương dân. Cho nên trước khi mất, ông vẫn còn dặn vua Trần Anh Tông rằng: "Phải nới sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc" cho sự nghiệp lâu dài của nước nhà
Câu 4: Ở tỉnh, thành phố quê hương anh (chị) có những di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) tiêu biểu nào? Anh (chị) hãy giới thiệu về một di sản văn hóa của quê hương mà anh (chị) ấn tượng nhất. Theo anh (chị), cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa đó? (mình làm mẫu ở Hà Nội nhé!)
Ở thành phố HN chúng e có Di tích Hoàng Thành Thăng Long (viết tắt là: HTTL) được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Giới thiệu: HTTL là quần thể di tích gắn liền với lịch sử kinh thành Thăng Long - Hà Nội bắt đầu từ thời kì từ Tiền THăng Long (An Nam Đô Hộ Phủ thế kỉ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành H.Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ gồm: Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, cột cờ Hà Nội, Đoan Môn, Điện Kính Thiên, nhà D67, Hậu Lâu. Cửa Bắc được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành Di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích V.Nam
Theo em để bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản này. Trước tiên, trong mỗi con người chúng ta cần phải có tình yêu, niềm tự hào với di tích này trước. Sau đó cần tìm hiểu về di tích này. Tiếp theo tuyên truyền với mọi người xung quanh về những giá trị tốt đẹp mà di sản này để lại. Lên tiếng phản đối mọi sự phá hoại làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của di tích. Làm được những điều nói trên đều phải tùy thuộc vào ý thức của mỗi người.
Câu 5: Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
Nghĩ về lời Bác dạy: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Dân tộc Việt Nam có một lịch sử lâu đời với nhiều thành tựu và chiến công huy hoàng rất đáng tự hào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc thân yêu của mình. Lịch sử dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Nội dung lịch sử dân tộc ta thật vô cùng rộng lớn, phong phú bao gồm các mặt hoạt động khác nhau (kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, xã hội …) của xã hội và con người Việt Nam trong quá khứ cũng như trong hiện tại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
“Biết sử ta” không phải chỉ đơn thuần là ghi nhớ một số sự kiện, một vài chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hay ghi nhớ công lao của một số người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lý làm người Việt Nam. Vì chính đó là gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc, không phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay và mai sau.
Hơn thế nữa, đất nước đang bước vào thời kỳ xây dựng mới, thời kỳ của CHH – HĐH theo định hướng XHCN, đòi hỏi mỗi người Việt Nam phải có một sự hiểu biết đầy đủ hơn, mới mẻ hơn về toàn bộ lịch sử dân tộc theo tinh thần “ôn cố tri tân”, lấy xưa phục nay.
Lịch sử là “cô giáo của cuộc sống”, là “bó đuốc soi đường đi tới tương lai”. Vì vậy, tìm hiểu, nghiên cứu và nắm vững tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, của nền văn hoá Việt Nam không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người hiện nay mà còn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
Nắm vững lịch sử dân tộc ta không chỉ có được những