Teya Salat
16:12:5306/05/24
Tải BM : gocphovn.jar

pasestars [ON]
Chức vụ:admin
Đẳng cấp WapMaster Việt

Chủ nhật, ngày 23/03/2014, 00:05
Trong hơn 30 năm gắn nghiệp với “duyên” với xác chết trôi sông, người đàn ông này đã tự tay vớt hàng trăm thi thể.
Mỗi lần vớt được xác trên sông, anh Dũng lại đánh dấu bằng một vạch ngang trên cột nhà. Đến giờ, những vết gạch ngang, gạch dọc chằng chịt ấy là minh chứng cho việc làm đầy nghĩa tình của người đàn ông này.
“Nghiệp vận vào thân từ bé”
“Hơn 30 năm vớt xác trên sông Hồng, đó là cái nghiệp vận vào tôi từ khi còn bé", người đàn ông gốc trai làng Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội mở đầu câu chuyện với giọng hóm hỉnh. Anh Nguyễn Văn Dũng cho hay, bản thân nổi tiếng bơi lội giỏi khi mới 13 tuổi. Một lần chăn trâu ngoài bãi, anh thấy vật gì đó lập lờ nổi trên mặt nước, nhìn kỹ hóa ra là hai xác người. Dũng lao xuống sông kéo hai cái xác lên bờ trong sự kinh hãi của nhiều người. “Ngồi chờ mãi không có người đến nhận, tôi đành cầm xẻng đào huyệt chôn cất luôn cho hai nhân mạng xấu số. Đó là lần đầu tiên trong đời tôi bắt đầu tiếp xúc với xác người. Nhà vốn ở ven sông nên ngay từ khi còn nhỏ, tôi từng chứng kiến, tham gia phụ giúp cha và dân làng nhiều lần vớt xác nên không hề sợ. Cũng từ đó, nghiệp vớt xác gắn với tôi cho tới mãi tận bây giờ”, anh Dũng nói.
Ảnh minh hoạ

Ngoài việc vớt xác giúp người, anh Dũng còn được biết đến là một đại gia đào đất Nhật Tân. Ảnh: TG
Vốn từ bé không biết chữ, anh Dũng chỉ ký được mỗi tên của mình. Mỗi lần đưa một người lên bờ, anh lại lấy cục gạch vạch một đường kẻ ngang lên cột nhà đến khi kín chỗ. Hơn 30 năm qua, nếu đếm trên cột nhà thì anh đã vớt được tổng cộng 501 xác chết. "Sông Hồng nhiều người chết lắm. Toàn là những tai nạn đắm thuyền, tự tử... nhất là vào mùa nước lên vào khoảng tầm tháng 4, tháng 5 trở ra, có ngày tôi phải vớt tới 4 đến 5 cái xác", anh kể. “Chẳng ai gan dạ như chú Dũng. Chúng tôi cũng nhìn thấy xác trôi sông nhưng có dám động tay vào đâu. Cứ chạy lên gọi chú Dũng xuống giúp thôi”, anh Dương Đình Lợi, hàng xóm vườn đào nhà anh Dũng cho biết.
Rít điếu thuốc lào, anh Dũng ngồi trầm ngâm nhớ lại đã có lần anh đã vớt xác lần lượt 29 người trong một vụ chìm đò vào khoảng những năm 1990. “Hôm đó tầm 3h sáng, tôi dắt bò đi làm sớm để chuẩn bị cày bãi. Nhìn thấy đồ đạc, bao thuốc lá, quang gánh nổi dọc bến sông, tôi rùng mình biết có chuyện chẳng lành. Đi thêm vài mét, tôi thấy nhiều xác nổi nên vội vàng lao xuống sông đưa họ lên bờ”. Khi đó, bãi Nhật Tân còn chưa được bồi đắp như bây giờ, lòng sông rộng, sóng đánh dạt các thi thể mắc vào bụi cây, lùm cỏ. Gần một ngày, mình anh với chiếc thuyền nan lần lượt đưa được 29 xác chết lên bờ. Đó là vụ chìm thuyền tang thương nhất mà anh Dũng biết, cũng là lần anh vớt được nhiều người nhất, ám ảnh anh mãi đến bây giờ.
Ảnh minh hoạ

Ngôi nhà nhỏ bé nhưng ấm cúng của gia đình anh Dũng. Ảnh: TG
Giờ đã thành quen, chỉ cần nhìn thấy có người chết trôi sông là mọi người lại gọi anh đi vớt. Có lần đang ở bãi ngô, nghe tiếng la hét cứu người chết đuối, anh Dũng vội vàng gọi thêm bạn rồi chạy ra, hai người lao xuống sông, ngụp lặn kéo người bị nạn lên. 5 sinh viên đại học được đưa lên bờ, không ai còn sống sót. Chờ cho công an và người nhà nạn nhân đến, anh thất thểu đi về vì quá mệt và nuối tiếc. Anh Dũng chia sẻ: “Mỗi lần vớt được người chết, đưa họ về với người thân hoặc chôn cất họ chu tất, tôi nhẹ nhõm và thanh thản lắm. Nếu thấy họ nguy kịch mà không cứu được, hoặc thấy xác mà không vớt ngay để trôi đi mất, tôi ăn năn, day dứt lương tâm, cảm thấy như bản t